Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ làm giảm chất lượng sống, gây ra các biến chứng trên thận, mắt, tim, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Đó chính là lý do giải thích vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm, ví dụ dựa vào chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đo chỉ số đường huyết để xác định xem mình có mắc bệnh tiểu đường không
Đường huyết (còn gọi là glucose trong máu) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng đường nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.
100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
Đo chỉ số đường huyết của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số đường huyết như sau:
Đo chỉ số đường huyết lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Nếu mức đường huyết đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số đường huyết như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường
Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường.
Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp là các bệnh lý về tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim), những bệnh lý nội tiết (cường giáp, nhược giáp, bệnh của tuyến thượng thận...) hay quá trình mang thai
Huyết áp là một thông số cơ bản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Cũng như tăng huyết áp, tụt huyết áp cũng làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp huyết áp luôn được giữ ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.
“Nên biết chỉ số huyết áp như tuổi của mình”. Đó là lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe trước tình trạng số ca bệnh tăng huyết áp tim mạch đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng.
Huyết áp là một trong những thông số cơ bản phản ánh tình trạng sức khỏe. Ngày nay, với sự phổ biến các dụng cụ điện tử giúp đo huyết áp tại nhà, mọi người đều có thể tự theo dõi huyết áp cho chính mình và người thân. Tuy nhiên, diễn biến huyết áp trong ngày như thế nào, đo huyết áp vào thời gian nào là chính xác nhất,... là những vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ.
Chỉ với 1 lần đo huyết áp mà kết quả cao thì chưa thể khẳng định là bạn bị tăng huyết áp. Huyết áp dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, vận động, căng thẳng thần kinh nên cần được kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ.
Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể.
Nhiều người vẫn luôn tin rằng, giữa huyết áp và chóng mặt có một sự kết nối nào đó. Vì sao lại như thế? Và nếu có thì mối liên hệ giữa chóng mặt và huyết áp là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề này.
Căn bệnh huyết áp, kể cả huyết áp cao hay huyết áp thấp là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tàn phế do các biến chứng về tim, não, mạch máu,... Vì vậy, việc thường xuyên đo huyết áp tại nhà là một phương pháp đơn giản và thuận tiện để mọi người có thể theo dõi sức khỏe của chính mình, phòng ngừa các bệnh về huyết áp.
Theo Tổ chức y tế thế giới, lượng đường sử dụng hàng ngày không nên quá 10% lượng năng lượng (calo) hàng ngày, hoặc tốt hơn - không quá 5%. Riêng trẻ em không nên tiêu thụ quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, khẩu phần dinh dưỡng của bé không nên bổ sung thêm đường, vì điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.