Huyết áp thấp là tình trạng khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 85mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg.
Tuy nhiên điều này chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, huyết áp thấp được hiểu là tình trạng huyết áp của một người bị hạ xuống thấp hơn so với huyết áp bình thường của người đó. Ví dụ một người có chỉ số huyết áp bình thường là 140/90mgHg, huyết áp đột nhiên giảm xuống còn 100/70mmHg. Trường hợp này vẫn được coi là huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp:
Đau đầu hoa mắt chóng mặt.
Giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém.
Người mệt mỏi, nặng có thể ngất xỉu.
Buồn nôn và nôn.
Mạch nhanh, thở nông
Sắc da nhợt nhạt, có thể có cơn rét run, nhìn mờ.
Nếu huyết áp thấp kéo dài không được điều trị có thể gây thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm...
Huyết áp được tính bởi cung lượng tim nhân với sức cản ngoại vi. Do vậy tất cả các yếu tố làm thay đổi cung lượng tim và sức cản ngoại vi đều dẫn đến sự biến động về huyết áp.
Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp
Suy tịm: trong bệnh lý suy tim, hoạt động co bóp bơm máu của tim sẽ bị suy giảm, lực co bóp của cơ tim giảm và thể tích nhát bóp cũng giảm. Khi lượng máu được đẩy đi giảm thì áp lực của mạch máu lên thành động mạch cũng sẽ giảm theo, hệ quả là huyết áp bị hạ thấp.
Nhồi máu cơ tim: nhồi máu cơ tim làm giảm hoạt động co bóp của cơ tim
Cường giáp: là tình trạng tuyến giáp tăng mạnh hoạt động sản xuất các hormon giáp trạng. Giai đoạn đầu của cường giáp thường có biểu hiện nhịp tim nhanh và nếu kéo dài dễ dẫn đến suy tim. Khi tim bị suy, mọi hoạt động bơm máu của tim bị suy giảm kéo theo sự hạ huyết áp.
Nhược giáp hay còn gọi là giảm chức năng tuyến giáp, là một dạng rối loạn chức năng của tuyến giáp làm giảm việc sản xuất các hormon giáp trạng. Đối với hệ tim mạch, hormon giáp trạng có tác dụng kích thích làm tăng lưu lượng máu qua tim và tăng nhịp tim. Do vậy sự suy giảm hormon giáp trạng sẽ kéo theo sự suy giảm lượng máu qua tim và giảm nhịp tim, lúc này, áp lực lên thành mạch sẽ bị giảm và huyết áp tụt.
Ngoài bệnh lý của tuyến giáp thì những bệnh lý của tuyến thượng thận cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp.
Nhiễm trùng huyết thể gây nên tình trạng sốc nhiễm khuẩn làm huyết áp tụt nhanh đột ngột nguy hiểm đến tính mạng.
Mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc chảy máu nội mô. Mất máu quá nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn trong cơ thể dẫn đến sự tụt huyết áp.
Mất nước do sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy...làm huyết áp tụt xuống thấp qua cơ chế làm giảm thể tích tuần hoàn, đồng thời cũng làm giảm lượng oxy được cung cấp đến các mô và cơ quan. Mất nước nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Mang thai: trong thai kỳ, ngoài nhiệm vụ cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể mẹ, tuần hoàn mạch máu của người mẹ còn phải phân chia để nuôi dưỡng cả thai nhi. Do vậy thể tích tuần hoàn cũng bị giảm đồng nghĩa với việc huyết áp cũng giảm dần và có thể trở lại bình thường sau khi sinh con.
Mang thai trong thai kỳ bị giảm huyết áp
Phản ứng dị ứng nặng (sốc phản vệ) không những gây hạ huyết áp mà còn nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Do tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh khác như thuốc lợi niệu, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm hay một số thuốc điều trị parkinson...
Thực tế lâm sàng cho thấy đôi khi việc làm huyết áp tăng lên cao còn khó hơn hạ huyết áp xuống. Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân và nhiều yếu tố khác. Huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém gì so với huyết áp cao thậm chí có thể gây tử vong. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám cũng như trị liệu kịp thời tránh những rủi ro và biến chứng sau này.
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh huyết áp cao là người trung niên và cao tuổi. Dựa vào trị số huyết áp đo được có thể chia tăng huyết áp thành nhiều cấp độ.
Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat, đóng vai trò chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu hấp thụ quá nhiều đường sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như: béo phì, tiểu đường, tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch...
Theo khuyến cáo từ các bác sĩ tim mạch, bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm và chưa được quan tâm nhiều. Trong khi đó, số người mắc bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng, chủ yếu là người già và phụ nữ. Vậy hãy cùng tìm hiểu 11 triệu chứng huyết áp thấp và lời khuyên từ bác sĩ để nhận biết và đề phòng bệnh huyết áp thấp.
Theo Tổ chức y tế thế giới, lượng đường sử dụng hàng ngày không nên quá 10% lượng năng lượng (calo) hàng ngày, hoặc tốt hơn - không quá 5%. Riêng trẻ em không nên tiêu thụ quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, khẩu phần dinh dưỡng của bé không nên bổ sung thêm đường, vì điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.
Tiểu đường được xem như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó gắn liền với nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như não, thần kinh, thận, mắt … Hãy thật sự cảnh giác nếu người bệnh hoặc thấy người thân bị bệnh có những dấu hiệu nguy hiểm như sau:
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu, do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi GS.TS.BS Võ Thành Nhân - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Biết được chỉ số huyết áp bình thường và các tác nhân nào gây thay đổi huyết áp để có biện pháp tự phòng tránh là điều rất cần thiết.
Trên lâm sàng, biểu hiện của huyết áp thấp không rầm rộ như tăng huyết áp và đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não. Do vậy để chẩn đoán chính xác huyết áp thấp cần phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ, xét nghiệm máu...